Câu hỏi trước tiên của những người lần đầu sắm máy lạnh là mua máy lạnh công suất như thế nào cho phù hợp với diện tích nhà, thể tích phòng. Kế đó mới đến việc chọn máy lạnh hiệu gì, có thêm những tính năng nào…?
ảnh minh họa
Đối với các hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại hai cục (Spilit type) hoặc một cục tuỳ theo cấu trúc nhà. Phòng có diện tích từ 9 đến 15 m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (một ngựa), diện tích từ 15 đến 20 m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 ngựa), diện tích từ 20 đến 30 m2 gắn máy 24.000 BTU/h (hai ngựa).
Bên cạnh đó, việc lựa chọn công suất còn phụ thuộc vào số người thường xuyên có trong phòng (vì thân nhiệt người sẽ làm giảm độ lạnh), độ che phủ ánh sáng mặt trời, độ cách nhiệt của phòng, vị trí và độ lớn của cửa sổ… Đây là những yếu tố có thể làm giảm độ lạnh.
Nếu chọn máy lạnh đủ công suất, bạn sẽ đảm bảo rằng khoản
tiền đầu tư phù hợp, lượng điện tiêu hao cũng phù hợp.
Thừa thì sao, thiếu thì sao?
Theo kỹ sư Nguyễn Thế Dũng, phụ trách trung tâm bảo hành siêu thị điện máy Thiên Hoà TP HCM, đừng bao giờ chọn máy lạnh thiếu công suất so với thể tích, nhu cầu sử dụng của căn phòng. Nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới hao điện, nóng máy và độ bền của máy giảm.
Ông Dũng khuyên, khi mua máy nên chọn công suất dư ra một ít. Số tiền đầu tư ban đầu có thể nhiều hơn chọn máy đúng công suất nhưng được lợi là máy mạnh, thời gian đạt độ lạnh nhanh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh thì sẽ tự ngưng hoạt động. Với loại máy dư công suất so với nhu cầu thì máy sẽ có nhiều thời gian “nghỉ”, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.
Cũng có người lo dùng máy thừa công suất sẽ tốn điện nhiều hơn. Ông Dũng cho biết điều này đúng nếu như so sánh giữa hai máy có công suất lớn và nhỏ cùng hoạt động liên tục. Trong trường hợp dùng cho một căn phòng có thể tích bằng nhau thì có khi loại máy công suất lớn lại ít hao điện hơn vì chúng chỉ chạy trong một thời gian ngắn là phòng đạt độ lạnh và tự ngắt. Trong khi đó, máy có công suất vừa đủ hoặc thiếu sẽ buộc phải chạy liên tục và như vậy sẽ phải tiêu thụ điện năng liên tục.
Những cách dùng sai
Rất nhiều người dùng máy lạnh tưởng rằng chọn mức nhiệt độ càng thấp khi khởi động sẽ khiến máy chạy mạnh hơn (tăng công suất) và phòng mau mát hơn. Điều này chỉ đúng khi dùng máy lạnh inverter, không đúng với phần lớn các loại máy lạnh thường hiện nay. Ngay cả khi dùng loại máy lạnh inverter thì điều trên cũng chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ thôi, máy chỉ có thể giảm bớt công suất chứ không thể tăng công suất quá khả năng của nó. Ví dụ khi thấy trong phòng không mát thì sẽ có người cầm ngay bộ điều khiển và chọn xuống 16 độ! Họ không biết rằng công suất của máy lạnh là có hạn, nó không đủ sức làm mát cho phòng, dù cho chọn nhiệt độ 20 hay 16 độ cũng không thể cải thiện nhiệt độ như mong muốn.
Một cách dùng sai khác nữa là người dùng có xu hướng chọn nhiệt độ xuống thấp hơn để bù cho những nguồn nhiệt trong phòng. Ví dụ: khi có ít người trong phòng thì chọn nhiệt độ 25 độ, khi có thêm người hay thêm máy trong phòng thì chọn nhiệt độ 20 độ. Đúng ra thì người dùng không phải làm việc bù đó; máy lạnh sẽ tự điều chỉnh làm bằng cách tự tăng công suất để giữ nhiệt độ trong phòng như mức điều chỉnh, chúng chạy máy nén nhiều thời gian hơn, nghỉ ít hơn.
Với khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ khoảng
25-27 độ là thích hợp, đặt máy lạnh dưới 25 độ là phí điện và thậm chí có thể gây bệnh.
Một số thợ điện lạnh thường khuyên người dùng tiết kiệm điện bằng cách chọn nhiệt độ thấp nhất! Họ giải thích rằng khi chọn nhiệt độ thấp nhất thì máy nén sẽ chạy liên tục với một cường độ dòng điện ổn định nên mức tiêu thụ điện cũng đều đặn; nếu chọn nhiệt độ cao thì máy nén sẽ có lúc nghỉ, có lúc chạy, mỗi lần chạy lại thì dòng điện khởi động lớn gấp 4-5 lần dòng điện bình thường nên rất hao điện! Nhưng họ không chịu tính kỹ rằng dòng điện khởi động đó chỉ cao trong 1-2 giây mà thôi, tính ra thì thời gian khởi động đó chỉ hao điện bằng 5-10 giây chạy bình thường, rất ít so với khi máy nén hoạt động liên tục.
Một cách dùng sai nữa nằm ở quy trình lắp đặt máy lạnh quá cao hoặc quá thấp. Khi máy lạnh (air conditioner) chạy, nó sẽ làm mát phần không khí bên dưới nó, phần không khí bên trên nó thì không được làm mát. Trong văn phòng hay nhà ở thì người ta chỉ cần làm mát từ độ cao từ sàn lên đến 1,5m là đủ cho người ngồi hay nằm đều mát. Gắn máy lạnh quá cao thì phí điện. Những nhà có trần cao đến 3m hoặc hơn mà gắn máy lạnh gần sát trần sẽ bị hao điện vô ích.
Ngoài ra gắn máy lạnh loại treo tường quá sát trần cũng làm cản luồng không khí đi vào máy. Tuy nhiên gắn máy lạnh thấp xuống ngang tầm mắt thì đúng về kỹ thuật nhưng lại không được đẹp mắt. Do đó các nhà sản xuất mới làm ra loại máy lạnh mặt gương hay khung tranh để tạo thẩm mỹ ở những vị trí đặt máy lạnh ngay tầm mắt. Về mặt độ cao thì loại máy lạnh tủ đứng là hợp lý nhất.
>> Tham khao them: Sua may lanh quan Binh Thanh